Thuốc Điều Trị Bệnh Á Sừng

Saturday, April 27, 2024

Theo bài công bố trên tạp chí khoa học Nutrients, 2 trong số 3 "thần dược" hứa hẹn thay đổi cuộc chiến chống lại bệnh tiểu đường type 2 đó là quế và chất curcumin trong nghệ, 2 loại gia vị cực kỳ quen thuộc với ẩm thực châu Á, bao gồm Việt Nam.

Trong khi đó "thần dược" thứ 3 là resveratrol, hợp chất chống oxy hóa nhóm polyphenol, hiện diện dồi dào trong quả mọng (nho, dâu tây, việt quất...), ca cao, đậu phộng...

Trị tiểu đường: Đột phá từ 2 thứ quen thuộc trong bếp Việt- Ảnh 1.

Quế, nghệ và thực phẩm giàu resveratrol đem lại lợi ích lớn cho bệnh nhân tiểu đường type 2 - Ảnh đồ họa AI

Theo các tác giả từ Đại học Khoa học y khoa Poznan (Ba Lan), tiểu đường type 2 là một tình trạng chuyển hóa được đặc trưng bởi sự suy giảm hoạt động của insulin, dẫn đến lượng đường trong máu cao và các hậu quả như bệnh thận, thần kinh, võng mạc, mạch máu...

Đây là nguyên nhân chính gây tử vong ở bệnh nhân tiểu đường, khiến việc phòng ngừa trở nên quan trọng.

Giảm căng thẳng oxy hóa, chống viêm chính là con đường để ngăn chặn diễn biến xấu đi của bệnh tiểu đường và các biến chứng kèm theo.

Dựa trên một số bằng chứng sơ lược, nhóm nghiên cứu đã tiến hành các thí nghiệm và phân tích để xác định tính năng của 3 nguồn chất chống oxy hóa quan trong nói trên đối với bệnh tiểu đường.

Resveratrol làm giảm đáng kể nhiều chỉ số liên quan đến tình trạng viêm và căng thẳng oxy hóa trong tế bào ở các bệnh nhân tiểu đường từ 18 đến 70 tuổi.

Trong khi đó, các thử nghiệm kéo dài 8-12 tuần cho thấy bổ sung quế - vốn dồi dào nhiều loại polyphenol như catechin, procyanidin, axit cinnamic và flavon - đã làm giảm lượng đường huyết lúc đói, cân bằng nội mô glucose, giảm cholesterol xấu LDL, ức chế một số chất điều hòa quá trình tạo glucose...

Bên cạnh đó, quế và curcumin trong nghệ đều làm giảm MDA, một hợp chất hữu cơ được tạo ra trong cơ thể như một sản phẩm phụ của quá trình peroxy hóa lipid.

Ở những người mắc bệnh tiểu đường, mức độ MDA trong cơ thể thường cao hơn so với những người không mắc bệnh, một biểu hiện của cơ chế giảm căng thẳng oxy hóa bị suy giảm.

MDA cao có thể gây ra tổn thương tế bào và dẫn đến các biến chứng của bệnh tiểu đường bao gồm biến chứng tim mạch, thần kinh, bệnh thận...

Ngoài ra, curcumin cũng giúp đẩy lùi một loạt yếu tố gây viêm và cải thiện khả năng chống oxy hóa của cơ thể người bệnh tiểu đường, từ đó đẩy lùi sự suy giảm sức khỏe và biến chứng.

Vì vậy, tổng quan nghiên cứu cho thấy việc kết hợp quế, nghệ và resveratrol vào bữa ăn có thể tăng cường điều hòa trao đổi chất và cân bằng nội môi cơ thể ở bệnh nhân tiểu đường type 2, góp phần kiểm soát bệnh hiệu quả hơn, ngăn ngừa biến chứng.

Các tác giả cho rằng vẫn cần thêm các nghiên cứu để chỉ ra liều lượng phù hợp nhất, từ đó thiết kế ra một chiến lược dinh dưỡng cụ thể bao gồm 3 chất này để sử dụng như phương pháp điều trị bổ sung cho bệnh nhân tiểu đường.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, thời tiết chủ đạo trong dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5 ở cả ba miền đều là nắng nóng. Đáng nói nhiều nơi nhiệt độ dự báo vượt mốc 41 độ C.

Cơ quan này cho rằng trong 10 năm qua, chưa có năm nào cả ba miền Bắc, Trung, Nam cùng xảy ra nắng nóng trong kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5.

Du lịch nghỉ lễ ngày nắng nóng, đừng quên "bỏ túi" 6 điều này- Ảnh 1.

Nắng nóng gay gắt có thể tác động xấu cho sức khoẻ

Nắng nóng có hại cho sức khỏe thế nào?

Theo Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế), các vấn đề sức khỏe thường gặp do nắng nóng là: Say nắng, say nóng hoặc đột quỵ do nóng. Nguyên nhân chủ yếu là do phải tiếp xúc quá lâu hoặc làm việc trong môi trường nắng nóng, nhiệt độ cao hoặc cũng có thể do thay đổi nhiệt độ môi trường đột ngột.

Ở mức độ nhẹ, cơ thể sẽ mệt mỏi, khát nước, hoa mắt, chóng mặt, tăng nhịp tim, tăng nhịp thở, hồi hộp đánh trống ngực, chuột rút.

Ở mức độ nặng, sẽ đau đầu dữ dội, khó thở tăng dần, cảm giác buồn nôn hoặc nôn, yếu hoặc liệt nửa người, co giật, ngất xỉu hoặc hôn mê, trụy tim mạch (tim đập nhanh, huyết áp tụt, …) và có thể tử vong.

Vào những dịp nghỉ lễ kéo dài, đi du lịch được xem là một nhu cầu thiết yếu của nhiều người. Do đó, để có một chuyến du lịch hoàn hảo trong ngày nắng nóng, các chuyên gia y tế cho rằng việc đảm bảo sức khỏe là một yếu tố quan trọng và cần thiết.

Nếu là người thích đi du lịch, hãy "bỏ túi" 6 điều dưới đây để có thể tận hưởng kỳ nghỉ thật thoải mái.

Mặc quần áo rộng, thoáng mát, sáng màu

Việc mặc quần áo quá dày, bó sát cơ thể hoặc mặc quá nhiều quần áo sẽ không giúp cơ thể hạ nhiệt hiệu quả. Khi đi du lịch nên chọn bộ quần áo có màu sáng để ít hấp thụ ánh nắng hơn và tăng cảm giác mát mẻ.

Uống đủ nước

Hãy uống đủ lượng nước cần thiết để cơ thể không bị thiếu nước. Hãy mang theo một chai nước lớn khi đi du lịch vì một người bình thường cần nạp đủ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày.

Nhu cầu này có thể tăng lên khi ở ngoài nắng lâu. Có thể bổ sung bằng nước lọc, nước khoáng, nước trái cây hoặc các nước uống thể thao chứa nhiều chất điện giải. Hãy uống nước kể cả khi không thấy khát.

Du lịch nghỉ lễ ngày nắng nóng, đừng quên "bỏ túi" 6 điều này- Ảnh 2.

Bảo vệ cơ thể khỏi tia UV bằng rộng vành khi đi du lịch

Bảo vệ cơ thể khỏi tia cực tím:

Đội một chiếc mũ rộng vành, mang theo ô, mặc áo chống nắng, đeo kính râm, đồng thời sử dụng kem chống nắng phổ rộng có chỉ số chống nắng (SPF) ít nhất là 30 trở lên.

Thoa một lượng vừa đủ kem chống nắng 15 đến 30 phút trước khi ra ngoài trời. Thoa lại cho toàn bộ cơ thể sau mỗi 2 giờ ở ngoài trời. Nếu đang đi biển, bơi trong hồ hoặc đổ mồ hôi nhiều thì nên thoa lại kem sau mỗi 1 giờ sử dụng.

Tránh đồ uống có cồn và chất caffeine

Cà phê chứa chất caffeine có thể gây mất nước, đồng thời có tác dụng lợi tiểu. Vì vậy, nếu uống cà phê, nên uống thêm nước để bổ sung nước cho cơ thể.

Ngoài ra, với các loại đồ uống có cồn (bao gồm cocktail hỗn hợp, bia, rượu hoặc rượu mạnh...) khiến bạn đi tiểu nhiều, đồng thời làm tăng nguy cơ mất nước.

Du lịch nghỉ lễ ngày nắng nóng, đừng quên "bỏ túi" 6 điều này- Ảnh 3.

Uống nước nhiều hơn bình thường là cách giảm nhiệt độ của cơ thể giữa trời nắng nóng

Tránh các món ăn có gia vị cay

Đồ ăn cay, nóng khiến cơ thể tăng nhiệt và tốc độ chuyển hóa. Nếu ăn đồ cay nóng trong thời gian dài sẽ khiến bạn bị nổi mụn, lở miệng, nóng rát vùng dạ dày,... Do đó nếu bạn thích ăn cay thì nên hạn chế ăn thường xuyên để không ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là trong thời tiết oi nóng.

Mang theo một số thuốc thiết yếu

Khi đi du lịch, thuốc hạ sốt, dung dịch bù nước, điện giải, men tiêu hóa... là những loại thuốc các bạn luôn phải có trong vali. Trong trường hợp bị ngộ độc thực phẩm, nên uống dung dịch điện giải để bù nước cho cơ thể. Sau đó, hãy tới ngay cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ khám và điều trị.

Bộ Y tế khuyến cáo, khi gặp vấn đề sức khỏe do nắng nóng, tùy theo mức độ biểu hiện cần nhanh chóng áp dụng những biện pháp xử trí phù hợp.

Với mức độ nhẹ cần chuyển ngay nạn nhân vào chỗ mát, thoáng gió. Nới lỏng quần áo hoặc cởi bỏ bớt quần áo bên ngoài của nạn nhân. Sau đó, lau cơ thể nạn nhân bằng khăn mát hoặc có thể dội nước mát vào cơ thể nạn nhân rồi lau khô. Nếu nạn nhân uống được nước, cho uống từng ngụm nhỏ nước mát. Tốt nhất là uống nước có bổ sung muối và khoáng chất như Oresol pha đúng liều lượng theo hướng dẫn sử dụng.

Nếu nạn nhân bị chuột rút, cần xoa bóp nhẹ nhàng vùng cơ bị chuột rút. Lưu ý không để cho nhiều người vây quanh nạn nhân. Sau khoảng 10-15 phút các biểu hiện sẽ giảm dần.

Nếu nạn nhân biểu hiện ở mức độ nặng, cần gọi ngay cấp cứu hoặc nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Lưu ý trong quá trình vận chuyển thường xuyên chườm mát cho nạn nhân.

Phân tích trên nhiều phụ nữ Brazil trong độ tuổi 20-49, trong đó có 63,70% được xác định là bị thiếu vitamin D, các tác giả nhận thấy sự thiếu hụt này có liên quan đến chỉ số mỡ cơ thể và tỉ lệ vòng eo trên chiều cao cao hơn, cũng như chỉ số khối cơ được điều chỉnh theo chỉ số khối cơ thể (BMI) thấp hơn. Điều này cũng đồng nghĩa với sức mạnh và chức năng cơ bắp ở những người thiếu vitamin D sẽ yếu hơn người khác.

Bụng mỡ, cơ bắp yếu vì thiếu vitamin D- Ảnh 1.

Một số thực phẩm giàu vitamin D nhất. Ảnh: SCITECH DAILY

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy mối liên hệ tiêu cực giữa tình trạng thiếu vitamin D và sự tích tụ mỡ nội tạng - vốn là tiền đề cho tình trạng tăng đường huyết, mỡ máu, huyết áp và các vấn đề tim mạch khác.

Phát hiện mới này nhấn mạnh sự cần thiết của việc bảo đảm lượng vitamin D cho cơ thể. Trước đó, vitamin này đã được chứng minh là rất cần thiết để có một hệ xương chắc khỏe và góp phần vào hoạt động ổn định của nhiều cơ quan bao gồm hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch… Vitamin D có thể được bổ sung khi tiếp xúc với ánh nắng vừa đủ và ăn các thực phẩm như cá hồi và các loại cá dầu khác, lòng đỏ trứng, hải sản, các chế phẩm từ sữa, nấm, đậu Hà Lan…

Nạn nhân 45 tuổi, nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, trên người còn dính thanh sắt dài 80cm đâm xuyên từ vùng hông ra sau mông bên trái. Tai nạn lao động bất ngờ xảy đến khi người phụ nữ này đang làm việc tại công trường xây dựng. 

Người phụ nữ vào viện cùng thanh sắt xuyên mông- Ảnh 1.

Thanh sắt to nhọn được rút ra khỏi cơ thể người phụ nữ bị tai nạn

Các bác sĩ nhanh chóng tiến hành phẫu thuật cấp cứu và trong vòng 1 tiếng đã rút được dị vật sắt nhọn dài 80cm, đường kính 2cm ra khỏi cơ thể nạn nhân an toàn. Các mảnh rỉ sắt, dị vật được lấy bỏ toàn bộ, cắt lọc sạch sẽ các tổ chức đụng dập. 

Theo BSCKI Triệu Quốc Ngọc, Trưởng Khoa Chấn thương Chỉnh hình-Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á-Tây Ninh, liên tục trước đó bệnh viện cũng cấp cứu nhiều trường hợp bị dị vật đâm xuyên thấu cơ thể do tại nạn lao động, tai nạn sinh hoạt,… từ nhẹ đến nặng.

"Đối với các trường hợp tai nạn dị vật đâm xuyên thấu, người xung quanh cần bĩnh tĩnh sơ cứu đúng cách. Cẩn thẩn cố định dị vật, tuyệt đối không được tự ý rút bỏ các dị vật vì có thể gây nguy hiểm tới tính mạng nạn nhân và nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất" - bác sĩ Ngọc khuyến cáo. 

Friday, April 26, 2024

Một nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí y khoa danh tiếng JAMA Network Open cho thấy giấc ngủ tốt có thể là thần dược chống lại bệnh tim mạch và các biến cố liên quan, nhất là đột quỵ và ngay cả khi bạn gặp bất lợi về mặt di truyền.

Công trình được thực hiện bởi nhóm tác giả từ Trường Y tế công cộng Đại học Y khoa Đồng Tế thuộc Đại học Khoa học và kỹ thuật Hoa Trung, Trường Y tế công cộng Đại học Y khoa Quảng Châu và Bệnh viện Đa khoa Sinopharm Dongfeng (Trung Quốc).

Làm được 4 điều này khi đi ngủ, giảm 34% nguy cơ đột quỵ- Ảnh 1.

Giấc ngủ tốt được duy trì đều đặn hàng ngày giúp giảm nguy cơ đột quỵ - Ảnh minh họa AI

Dữ liệu của 15.306 người tuổi trung niên, cao niên trên khắp Trung Quốc đã được thu thập.

Tổng cộng, có 3.669 trường hợp mắc bệnh tim mạch và gặp các biến cố liên quan, bao gồm 683 trường hợp đột quỵ được ghi nhận trong vòng 5 năm.

Các tác giả đã chia nhóm tình nguyện viên này theo mức độ nguy cơ di truyền về đột quỵ ở các mức không có nguy cơ tăng thêm, nguy cơ trung bình hoặc mức cao.

Ngoài ra, họ cũng được chấm điểm chất lượng giấc ngủ.

Những người có giấc ngủ tốt bao gồm 4 tiêu chí chính: Đi ngủ từ 22 giờ đến trước 0 giờ; ngủ từ 7 đến dưới 8 giờ mỗi đêm; chất lượng giấc ngủ tốt hoặc trung bình, ngủ trưa không quá 60 phút mỗi ngày.

Kết quả cho thấy những người ngủ tốt nhất, các yếu tố di truyền bình thường thì nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành (vốn làm tăng mạnh nguy cơ nhồi máu cơ tim) giảm 16%, nguy cơ đột quỵ giảm 34%.

Nếu có nguy cơ di truyền về đột quỵ ở mức trung bình, giấc ngủ tốt giúp giảm được 36% nguy cơ đột quỵ. Lợi ích giảm nguy cơ lên tới 45% ở những người có yếu tố di truyền đem lại rủi ro đột quỵ cao.

Để đạt được hiệu quả tối đa trong mỗi trường hợp, giấc ngủ tốt cần được duy trì liên tục, đều đặn.

Trước đó, ngày càng nhiều bằng chứng khoa học cho thấy lối sống không lành mạnh, bao gồm cả thói quen ngủ kém, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Bệnh tim mạch và các biến cố chết người có liên quan là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong trên toàn thế giới, chiếm khoảng 33% tổng số ca tử vong theo thống kê toàn cầu gần nhất vào năm 2019.

Bị bệnh đái tháo đường, huyết áp, sỏi thận nên ông T.V.T (70 tuổi; ngụ phường Hiệp Bình Chánh, TP Thủ Ðức, TP HCM) phải thường xuyên đi khám và lấy thuốc định kỳ tại bệnh viện địa phương. Lần này, ông ra trạm y tế phường gần nhà khám "khỏe re" thay vì đi xa như mọi khi.

Đến là tin, là vui

Lúc đầu, ông T. lo lắng khám ở Trạm Y tế phường Hiệp Bình Chánh sẽ không đáp ứng chuyên môn. Tuy nhiên, khi tận mắt thấy những gì nơi đây (có cả bác sĩ, điều dưỡng, xét nghiệm, siêu âm…), mọi hoài nghi của ông được giải tỏa. "Vừa gần nhà, không mất thời gian, phiền hà đến con cái như vầy rất thuận tiện cho người lớn tuổi như chúng tôi. Mong rằng trạm sẽ có đầy đủ thuốc để không còn phải đi xa" - ông T. nói.

Có mặt tại trạm y tế phường từ sáng sớm để được khám miễn phí theo lịch hẹn, bà T.T.H (67 tuổi, ngụ cùng địa phương) cũng không giấu được niềm vui. "Phần vì không có lương hưu, cuộc sống khó khăn nên tôi cũng ít kiểm tra sức khỏe. Thỉnh thoảng đau nhức xương khớp, uống thuốc không đỡ tôi mới nhờ con chở đi bệnh viện. Nay khám không mất tiền lại được các bác sĩ tư vấn, hướng dẫn tận tình, siêu âm, xét nghiệm thì còn gì vui hơn" - bà H. chia sẻ.

Bác sĩ Nguyễn Gia Phương, Trưởng Trạm Y tế phường Hiệp Bình Chánh, cho biết đợt 1 trong tháng 3 đã khám sức khỏe cho hơn 300 người cao tuổi. Ðây là đợt 2 nên mọi công đoạn đều được chuẩn bị kỹ. Nhân viên của trạm sẽ kiểm tra lại danh sách từ đợt khám trước để bảo đảm không bỏ sót người chưa được khám. Ðợt này đã có hơn 500 người được kiểm tra sức khỏe. "Sau khi khám, chúng tôi sẽ lập dữ liệu hồ sơ sức khỏe điện tử để thuận tiện cho lần khám định kỳ sau. Dự kiến có khoảng 80% người cao tuổi trên địa bàn sẽ được vô danh sách" - bác sĩ Phương thông tin.

Theo Sở Y tế TP HCM, để hoàn thành nhiệm vụ khám sức khỏe cho hơn 1,3 triệu người cao tuổi trên địa bàn thành phố vào cuối năm nay, hiện các quận, huyện, TP Thủ Ðức đang "chạy nước rút". Riêng TP Thủ Ðức là một trong những địa phương đứng đầu về số người cao tuổi với hơn 127.000 người. Công tác khám sức khỏe cho đối tượng này đang được các trạm y tế đẩy mạnh triển khai. Ðây là chương trình nằm trong kế hoạch khám sức khỏe, phát hiện sớm bệnh không lây nhiễm ở người cao tuổi trên địa bàn thành phố do UBND TP HCM ban hành. Cụ thể, mỗi năm ngân sách sẽ chi khoảng 150 tỉ đồng để khám sức khỏe cho hơn 1 triệu người cao tuổi.

"Ðánh chặn" bệnh tật từ xa- Ảnh 1.

Bác sĩ thăm khám cho người cao tuổi tại Trạm Y tế phường Hiệp Bình Chánh, TP Thủ Ðức, TP HCM

Cấp thiết tháo gỡ khó khăn

TS-BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó Giám đốc Sở Y tế TP HCM, cho biết qua thời gian triển khai thí điểm, ngành y tế thành phố bước đầu nhận diện được mô hình sức khỏe người cao tuổi trên địa bàn và sẽ có các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống. Tính đến ngày 17-4, thành phố đã khám cho hơn 57.000 người cao tuổi.

Theo hướng dẫn của Sở Y tế, tất cả người cao tuổi sinh sống trên địa bàn thành phố sẽ được mời đến khám sức khỏe tại các điểm khám trên mỗi phường, xã theo lịch cố định đã được công bố. Ðể hỗ trợ các quận, huyện, TP Thủ Ðức, Sở Y tế cũng thành lập tổ công tác để giám sát, hỗ trợ hướng dẫn phường, xã thực hiện tốt chương trình. Ðịnh kỳ hằng tuần, tổ công tác ngồi lại để thảo luận, đề xuất kịp thời những giải pháp nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của địa phương. Ngoài ra, sở cũng tổ chức giao ban với lãnh đạo quận, huyện định kỳ hằng tháng để báo cáo tiến độ và đốc thúc triển khai.

Theo các bác sĩ một số trạm y tế, cũng có người cao tuổi không hợp tác với chương trình khám miễn phí vì nhiều lý do. Tuy nhiên, trạm đã truyền thông xuống từng khu phố để người dân hiểu hơn ý nghĩa của chương trình.

Lãnh đạo Sở Y tế nhận định hiện một số địa phương chưa thật sự quyết liệt trong chỉ đạo, công tác đối chiếu, rà soát danh sách người cao tuổi chưa hoàn chỉnh dẫn đến bị động trong việc theo dõi và mời ra khám. Chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa trung tâm y tế, phòng y tế với Ban Đại diện Hội Người cao tuổi và các đơn vị liên quan trong việc tuyên truyền, vận động người cao tuổi tham gia khám sức khỏe; chưa truyền thông kịp thời để tạo sự đồng thuận trong nhân dân và sự tham gia hưởng ứng của tất cả người cao tuổi trên địa bàn thành phố.

Ðây là lần đầu tiên các trạm y tế triển khai khám sức khỏe cho người cao tuổi với số lượng lớn nên một số đơn vị còn lúng túng trong việc bố trí sắp xếp quy trình tiếp đón. Sở sẽ tiếp tục làm việc với các đơn vị truyền thông để hỗ trợ, tạo sự đồng thuận trong nhân dân, đặc biệt là người cao tuổi tham gia khám sức khỏe. Tiếp tục cử tổ công tác làm việc tại các địa phương nhằm ghi nhận những khó khăn, hỗ trợ kịp thời cho các quận, huyện.

Theo Sở Y tế, để bảo đảm công tác khám chữa bệnh, nâng cao sức khỏe người dân, đặc biệt là người cao tuổi tại các trạm y tế thì công tác cung ứng thuốc cũng rất cần chú trọng. Trong những năm qua, thuốc cho y tế cơ sở được cung cấp từ gói thầu tập trung cấp quốc gia do trung tâm mua sắm tập trung cấp quốc gia thực hiện, gói thầu tập trung cấp địa phương do đơn vị mua sắm tập trung cấp địa phương thực hiện và các gói thầu mua sắm riêng lẻ do trung tâm y tế tự thực hiện. Tuy nhiên, việc cung ứng thuốc tại một số đơn vị được đánh giá chưa đáp ứng đầy đủ cho nhu cầu khám chữa bệnh.

Một trong những nguyên nhân khách quan là do số lượng mua sắm thuốc của mỗi trung tâm y tế nhỏ lẻ, nhiều nhà cung ứng không tham dự thầu. Sở Y tế đã có kế hoạch thực hiện gói thầu mua sắm gộp nhằm tăng khối lượng mua sắm, tăng khả năng cung cấp thuốc cho tuyến khám chữa bệnh ban đầu (gồm trung tâm y tế, trạm y tế). Trong đó, các trung tâm y tế có thể gửi số lượng dự trù để thực hiện mua sắm gộp cùng với các đơn vị khác và giao cho 1 đơn vị đứng ra tổ chức việc mua sắm.

"Tuy vậy, một trong những khó khăn là hiện nay chưa có hướng dẫn cụ thể cho việc thực hiện đấu thầu theo hình thức mua sắm gộp nêu trên. Sở Y tế đã có công văn gửi xin ý kiến Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện. Trong thời gian chờ hướng dẫn thực hiện công tác mua sắm theo quy định mới, Sở Y tế đang phối hợp với các đơn vị chuẩn bị các bước xây dựng danh mục để có thể tiến hành gói thầu trong thời gian sớm nhất" - lãnh đạo Sở Y tế thông tin. 

Thí điểm từ năm 2023 đến nay, TP HCM đang đẩy nhanh tiến độ khám sức khỏe, phát hiện bệnh không lây nhiễm cho người cao tuổi (60 tuổi trở lên) tại các trạm y tế, trung tâm y tế, bệnh viện quận, huyện hoặc bệnh viện đa khoa khu vực. Hoạt động này nhằm thích ứng với thách thức già hóa dân số, giảm chi phí điều trị và tăng chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi.

- BS chuyên khoa II NGUYỄN VIẾT HẬU, Trưởng Khoa Cấp cứu Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, trả lời: Tắm không những làm sạch da mà còn giúp giữ lỗ chân lông thông thoáng, qua đó chất bã và mồ hôi được giải phóng trên bề mặt da. Tắm cũng có thể giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể.

Tuy nhiên, việc tắm quá mức sẽ ảnh hưởng đến hệ vi sinh bề mặt của da, mất đi các vi khuẩn có lợi khi sử dụng nhiều hóa chất hay xà phòng sát khuẩn. Ngoài ra, ở một số người, các hóa chất này có thể tác động lên bề mặt da gây thay đổi độ ẩm của da, kích ứng da, khô da, rạn da, nứt da... Những người có đề kháng yếu, người bệnh về da rất dễ dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn.

Cơ thể đang ở ngoài nắng, nhiệt độ môi trường khá cao, về nhà tắm ngay sẽ dẫn đến sự thay đổi nhiệt độ đột ngột và khi đó trung tâm điều nhiệt cơ thể phải hoạt động liên tục.

Do vậy, khi đi ngoài nắng về cũng như khi đổ mồ hôi nhiều không được tắm ngay mà nên nghỉ ngơi, đợi khô mồ hôi khoảng 30 phút. Ngoài ra, cũng không nên tắm nhiều lần trong ngày để tránh việc cơ thể bị thay đổi nhiệt độ liên tục, không có lợi cho sức khỏe.